Hình ảnh bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên với khói hương nghi ngút từ lâu đã khắc sâu vào tiềm thức của người Việt ta. Đây là một nét văn hóa đặc trưng được truyền từ đời này sang đời khác, bày tỏ lòng thành kính sâu sắc của con cháu với người xưa. Các sản phẩm nhang, nụ, nhang khoanh… làm từ Trầm Hương được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó tồn tại những băn khoăn như có nên thắp hương tối không, nên đặt lễ vật gì lên bàn thờ, nhang trầm hương dùng có tốt không … Mời bạn cùng tìm hiểu cùng Trầm Hương Phúc Linh thông qua bài viết sau.
Có nên thắp hương tối không – Thắp hương vào thời điểm nào cho đúng?
Ý nghĩa của nghi thức thắp hương:
Không riêng gì ngày giỗ chạp, Rằm, mùng 1, Lễ Tết mà việc hương khói cho bàn thờ ông bà, tổ tiên đã là thói quen hàng ngày của người Việt. Sự kết nối sâu sắc của hai giới âm – dương được nối liền mỗi khi nén hương được thắp lên. Bên cạnh đó, đây còn là nghi thức thể hiện lòng biết ơn, hiếu kính của con cháu. Tương truyền rằng, chết không phải là hết, chỉ là khởi hành cho một hành trình mới. Cõi âm cũng sống một cuộc đời khác như dương thế. Thắp hương là một phương thức giúp người khuất mặt được sưởi ấm, no đủ hơn.
Mùi thơm dễ chịu của nhang trầm làm cho không khí thêm ấm cúng, trang nghiêm. Không những thế, mùi hương này còn bài trừ những thứ không sạch sẽ, tẩy uế cho ngôi nhà. Thu hút vượng khí, mang lại bình yên, may mắn cho cả gia đình. Đặc biệt khi khai trương, nhập trạch thì thắp hương là điều không thể thiếu.
Có nên thắp hương tối không:
Chính bởi những ý nghĩa mang tính tâm linh đó, nên gia chủ lưu ý thời điểm thắp hương tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng sớm. Khởi động một ngày mới với mùi thơm của nén nhang khiến không gian thêm ấm cúng, an lành. Tinh thần gia chủ từ đó mà phấn chấn hơn, hoàn toàn thư giãn, thoải mái cho một ngày làm việc đầy năng lượng.
Quan trọng hơn, gia chủ nên ghi nhớ rằng không nên thắp hương vào buổi tối. Bởi đây là thời điểm các gia đình đoàn tụ, nghỉ ngơi. Các vong linh đang lang thang trên dương thế sẽ theo mùi khói nhang đi vào nhà, quấy nhiễu gia đình. Hành động này tưởng chừng chỉ là thói quen tốt nhưng vô tình sẽ gây tai ương lên chính ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, khi không thể sắp xếp thời gian thắp hương vào sớm hơn thì ta vẫn có thể thắp trước 7h tối. Bên cạnh đó, gia chủ đừng quá lo lắng khi không có điều kiện để thắp nhang hàng ngày do bận rộn, ta có thể dâng hương kèm chút lễ vật, hoa quả lên bàn thờ tổ tiên vào các ngày Rằm, Mùng 1, Lễ, Tết để bày tỏ lòng thành kính của mình.
Xem thêm: Có nên thắp hương hàng ngày không
Nguồn gốc của nghi thức thắp hương:
Nghi thức thắp hương được bắt nguồn từ Ấn Độ trong khoảng thời gian năm 3700 TCN. Một số nghiên cứu của các nhà khảo cổ đã tìm thấy những dấu tích hình vẽ, điêu khắc với nội dung mô tả quy trình thắp hương tại các bức tường trong Kim Tự Tháp Ai Cập. Theo thời gian, vào khoảng năm 618, nhang trầm được du nhập vào Trung Quốc bởi các vị tăng ở Ấn Độ. Nghi thức thắp hương được phổ biến từ thời nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu, đạt đến sự hưng thịnh nhất ở đời nhà Tống.
Theo thời gian và các cuộc di cư của người Hoa , nghi thức cúng kiến, dâng hương, thưởng hương được truyền bá rộng rãi sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, thắp hương trở thành nghi thức, thói quen luôn trong tiềm thức của mỗi người dân. Vào các ngày lễ hội như ngày Rằm, Vu Lan, Tết Nguyên Đán… hay ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, báo hỉ thì không thể thiếu hình ảnh nén hương cháy nghi ngút, bày tỏ lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Những quy phạm khi dâng hương:
Thắp hương là nghi thức tâm linh, phổ biến với nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Mặc dù các quy phạm cụ thể có thể khác nhau theo từng vùng miền, nhưng vẫn sẽ có các quy chuẩn tương đồng như sau:
Thời gian – Địa điểm:
- Đa số mọi người đều thắp hương vào các dịp Lễ, Tết, ngày rằm, cúng giỗ. Bên cạnh đó, một số gia chủ vẫn duy trì thói quen thắp nhang hằng ngày. Tuy nhiên gia chủ lưu ý chỉ nên thắp vào sáng sớm, hạn chế thắp ban đêm. Việc thắp hương không đúng thời điểm có thể bị xem là không tôn trọng các linh hồn.
- Nghi thức thắp hương thường được thực hiện ở những nơi linh thiêng như đền, chùa, nhà thờ hoặc bàn thờ gia đình. Việc thắp hương ở những nơi không phù hợp – mang lại điềm báo gở, hoặc nơi có nguy cơ gây cháy nổ, mất an ninh trật tự là không được khuyến khích.
Lễ vật:
Khi thắp hương hằng ngày thì lễ vật là không cần thiết. Tuy nhiên vào ngày Rằm, giỗ cúng lớn, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật phù hợp với yêu cầu và vừa đủ, không nên lãng phí quá nhiều.
Gia chủ lưu ý nên thay nước bằng nước trong, sạch hằng ngày, chọn trái cây mới, hoa tươi mỗi khi dâng lễ lên bàn thờ. Bên cạnh đó, bàn thờ phải luôn được vệ sinh sạch sẽ bằng khăn sạch, riêng biệt, bát hương được thu dọn tàn gọn gàng.
Tác phong:
Nghi thức thắp hương được thực hiện xuất phát từ sự tôn trọng và lòng thành kính của cá nhân với các vị thần linh, tổ tiên. Vì vậy, cần có tác phong chuẩn mực, tôn nghiêm, mặc trang phục trang trọng, kín đáo và lịch sự. Trong quá trình hành lễ phải thật tập trung, không gây ồn ào, mất trật tự.
Lợi ích của việc thắp Nhang Trầm Hương sạch:
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại nhang kém chất lượng có bao bì bắt mắt, mùi thơm nồng nàn hóa học gây khé cổ và gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Việc lựa chọn đúng loại Nhang Trầm Hương sạch mang lại rất nhiều những lợi ích như:
- Khử mùi, chống ẩm mốc, thanh lọc không khí. Nhờ thành phần Mangiferin có được sau khi chưng cất tinh dầu, Nhang Trầm sạch có khả năng khử khuẩn, làm sạch môi trường xung quanh.
- Trầm Hương là “Vua của các bậc phong thủy”, mang năng lượng dương lại cho gia chủ, không gian sống; xua đuổi những tà ma, khí uế.
- Hương thơm thanh khiết, thanh cao, thể hiện lòng thành kính của gia chủ đến với người khuất mặt.
- Đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng và các thanh viên trong gia đình. Giữ cho môi trường sống sạch, không bị ô nhiễm.
Những điều kiêng kỵ khi thắp hương, cúng bái:
Nghi thức thắp hương, cúng bái ảnh hưởng phần lớn đến đời sống của gia chủ. Vậy nên, nếu thắp hương sai cách, phạm phải điều kiêng kỵ sẽ khiến cho cuộc sống không thuận lợi, gặp phải những điều không may mắn. Sau đây là những điều gia chủ nên ghi nhớ để không phạm phải khi thắp hương:
- Khi thắp hương phải khấn bái đầy đủ với tác phong trang nghiêm nhất. Khấn sai sẽ bị đấng bề trên khiển trách, hay thậm chí là lời mời các vong hồn vào trong nhà mình quấy phá.
- Lễ vật trên bàn thờ như hoa quả, bánh trái phải là đồ thật, tươi mới để thể hiện sự thành tâm của mình. Số lượng đặt mâm lễ là số lẻ, như hoa quả phải là mâm ngũ quả, hoa thì 3 cành, 5 cành hoặc 7 cành
- Không tự ý vệ sinh, xê dịch bát hương, không nên đặt những thứ như đất cát trong bát hương.
- Dâng hương phải khấn và cắm hương lần luợt theo vai vế trên bàn thờ, thể hiện sự tôn trọng dành cho người có vai vế cao nhất trong gia đình đầu tiên.
- Bàn thờ phải luôn được giữ gìn gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp. Chỉ nên thờ Phật, thánh thần, không thờ cúng những tượng hay vật không rõ nguồn gốc để tránh gây ra tai họa, thờ vong linh xấu.
Xem thêm: Cách thắp nhang cầu nguyện đúng để mang lại may mắn – tài lộc
Lời kết:
Thông qua bài viết trên, Trầm Hương Phúc Linh hi vọng đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin cụ thể và đầy đủ nhất về nghi thức thắp hương, có nên thắp hương tối không. Ngoài ra, bạn đọc đừng quên chọn mua và sử dụng loại nhang sạch, nguyên chất. Trầm Hương Phúc Linh – đơn vị hơn 40 năm kinh nghiệm sản xuất nhang nụ trầm với bí quyết gia truyền, mang lại những sản phẩm chất lượng nhất cho người tiêu dùng.
Tham khảo thêm bài viết: